Tem vỡ là loại tem chuyên dùng với mục đích bảo hành, chống giả,... được rất nhiều đơn vị sản xuất - kinh doanh sử dụng. Tuy nhiên, tem vỡ cũng có 2 loại khác nhau. Nếu muốn sử dụng tem vỡ, trước hết hãy tìm hiểu xem 2 loại tem vỡ là gì? Khác nhau ra sao? Nên dùng loại nào nhé!
Tem vỡ là gì?
Tem vỡ (hay tem bể) là loại tem được làm từ chất liệu decal dễ vỡ, chuyên dùng làm tem bảo hành, tem niêm phong, tem chống giả cho các sản phẩm. Sau khi dán, nếu có yếu tố tác động lên tem (va đập, lực bóc,...), tem sẽ bị vỡ và để lại dấu vết dễ thấy để báo hiệu cho người dùng.
Với đặc điểm này, rất nhiều đơn vị sản xuất - kinh doanh in dùng tem vỡ nhằm:
- Niêm phong kín sản phẩm, đảm bảo yếu tố toàn vẹn của sản phẩm. Từ đó, đảm bảo chất lượng sản phẩm & hạn chế tối đa tác động từ bên ngoài vào sản phẩm.
- Chứng minh hàng hóa chính hãng, phòng tránh tình trạng làm giả hàng hóa. Từ đó, đảm bảo quyền lợi của khách hàng & uy tín doanh nghiệp.
- Làm minh chứng bảo hành sản phẩm nguyên vẹn, hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp
- Xây dựng lòng tin của khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách
Đặc điểm của tem vỡ
Tem vỡ có rất nhiều mẫu mã đa dạng tùy theo yêu cầu in ấn của mỗi khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng có một vài đặc điểm rõ ràng như sau:
- Kích thước nhỏ gọn: Tem vỡ thường có kích cỡ khá nhỏ vì tem vỡ to rất dễ bị vỡ trước khi sử dụng (trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho,...). Tem vỡ nhỏ sẽ có độ bền hơn, hạn chế tình trạng vỡ do ngoài ý muốn.
- Thông tin đơn giản: Tem vỡ khá nhỏ nên chứa được rất ít thông tin. Ngoài ra, tem vỡ chủ yếu dùng để niêm phong, xác nhận hàng chính hãng và dịch vụ bảo hành là chính nên chỉ cần chứa một vài thông tin như logo, tên đơn vị sản xuất/ bán hàng, tên/ mã sản phẩm, thời hạn bảo hành,...
- Khó sao chép: Nhằm đảo bảo chức năng của tem vỡ, hạn chế tối đa việc làm giả cả hàng hóa lẫn tem nhãn, tem vỡ được thiết kế & in ấn sao cho cực khó để sao chép. Theo đó, tem vỡ thường chứa các hoa văn ngẫu nhiên, khó làm giống 100%. Ngoài ra, tem vỡ có thể chứa nhiều lớp thông tin, chứa các đồ họa ẩn,... Tất cả những điều này góp phần tạo nên mẫu tem vỡ độc nhất cho sản phẩm & thương hiệu đó.
2 loại tem vỡ phổ biến nhất
Tiêu chí | Tem vỡ dai | Tem vỡ giòn |
Chất liệu | Decal vỡ dai | Decal vỡ giòn |
Cách hoạt động | Nếu có tác động làm bóc tem, lớp màng bên trên sẽ bị bóng mang theo 1 phần đế decal chứa nội dung bên dưới. Tem bị "vỡ" và dễ dàng nhận biết, không thể dán lại nguyên vẹn như ban đầu. | Nếu có tác động ngoại lực lên tem, tem sẽ bị vỡ nát thành từng mảnh vụn nhỏ, khó có thể bóc hết tem một cách nguyên vẹn. |
Độ bám dính | Tốt | Tốt hơn |
Độ chịu nhiệt | Tốt | Tốt hơn |
Ứng dụng | Dán lên nắp hộp, nắp chai/lọ,... | Dán lên các sản phẩm công nghệ, điện tử,... |